Tượng Nữ thần Tự Do trên đỉnh Tháp Rùa tại Hồ Gươm Hà Nội là mẫu thu nhỏ của bức tượng tại New York, bằng đồng, do chính phủ Pháp tặng cho Hà Nội thuộc Đông Dương năm 1897.
Tượng Nữ thần Tự do được kiến trúc sư người Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế và được Chính phủ Pháp tặng cho nước Mỹ. Tượng được dựng trên đảo Liberty, cảng New York. Tượng nguyên bản cao 46m, còn phiên bản tượng đặt ở Vườn hoa Cửa Nam cao khoảng 2,85m, làm bằng đồng xám.
Hành trình tượng Nữ thần Tự do đến Việt Nam
Năm 1886, tượng Nữ thần Tự do chính thức được Tổng thống Grover Cleveland làm lễ khánh thành tại New York. Năm 1887, tác giả tượng Nữ thần Tự do Frédéric Augustin Bartholdi – nhà điêu khắc người Pháp, đã gửi phiên bản tỷ lệ bằng 1/16 tượng gốc từ Pháp sang triển lãm ở Hội chợ Đấu Xảo. Khi kết thúc triển lãm, tượng được tặng lại cho thành phố Hà Nội.
Vị trí đặt tượng Nữ thần Tự do đã được thay đổi nhiều lần
Đầu tiên, sau khi xây dựng khu hành chính phía đông hồ Gươm, hội đồng thành phố họp và quyết định đưa tượng Nữ thần Tự do đặt ở khu vực tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Vì phần dưới tượng trang phục là váy nên người Hà Nội gọi là đây là tượng “Bà đầm xòe”. Dù mang tên Nữ thần Tự do – biểu tượng cho quyền tự do của con người, song ngay dưới chân tượng đài, thực dân Pháp đã chém đầu Đội Văn, một người Việt Nam yêu nước tham gia phong trào Cần Vương.
Tháng 11/1886, Tổng trú sứ Paul Bert chết, chính phủ Pháp quyết định cho đúc tượng ghi công ông này với dân bản xứ, tượng Nữ thần Tự do bị thế chỗ bởi tượng Paul Bert. Bất chấp những ý kiến can ngăn, năm 1891, chính quyền vẫn cho đặt “Bà đầm xòe” trên đỉnh Tháp Rùa, mặt tượng hướng về vườn hoa Paul Bert. Sự ngang ngược đó bị các nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Bắc kỳ phản đối, họ cho rằng đây là một sự sắp đặt lố bịch, ảnh hưởng đến biểu tượng của thành phố Hà Nội. Sau 5 năm nhận công kích không ngừng nghỉ từ phía dư luận, đến năm 1896, chính quyền chuyển tượng “Bà đầm xòe” ra vườn hoa Neyret (nay là vườn hoa Cửa Nam).
Tượng Nữ thần Tự do ở vườn hoa Neyret.
Năm 1945, Thị trưởng Hà Nội ông Trần Văn Lai ký lệnh giật đổ các tượng đài (ở Hà Nội), vì cho rằng đó là tàn tích chế độ thực dân Pháp. Sáng ngày 01/08/1945, tượng Nữ thần Tự do, tượng Paul Bert và một số tượng khác cùng bị giật đổ. Riêng bức tượng bán thân Pasteur vẫn còn đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn còn có thể nhìn thấy tại vườn hoa Pasteur.
“Bà đầm xòe” bị quần chúng kéo đổ, người ta đưa vào kho. Những bức tượng đã bị giật đổ nằm kho 7 năm. Đến năm 1953, Hà Nội bị tạm chiếm, chính quyền thành phố mới tặng lại tất cả các pho tượng “tây đầm” (một cách gọi mỉa bai của người dân Việt Nam cho những sản phẩm văn hóa Pháp, khi thực dân Pháp mang danh nghĩa đến Việt Nam để khai hóa văn minh) cho chùa Thần Quang ở phố Ngũ Xã để đúc một pho tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen 96 cánh lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó, việc đúc tượng Phật A Di Đà bắt đầu và trong năm này tượng hoàn thành, cao 3,95 m, nặng 16 tấn.
Bức tượng A Di Đà hiện nay vẫn uy nghi ngồi thiền trong chùa làng đúc đồng nổi tiếng một thời: làng Ngũ Xã. Ở lại Hà Nội được 65 năm, Tượng Nữ thần Tự do đã chính thức “biến mất”. Thực tế, nếu muốn bạn vẫn có thể tưởng tượng ra tượng Nữ thần Tự do phiên bản nhỏ hơn ở New York đó thông qua bức tượng A Di Đà, vì thực tế một phần bên trong bức tượng A Di Đà có bao gồm cả tượng Nữ thần Tự do (và một vài bức tượng khác).
Tượng Phật A Di Đà Ngũ Xã.
Nguồn: St