Khám phá lễ hội thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc

Không chỉ sở hữu những vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc thiên nhiên, đảo ngọc Phú Quốc còn có nhiều điểm du lịch tâm linh mang đậm nét văn hoá địa phương. Một trong số đó là đền thờ và lễ hội thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực.

Tour trọn gói Hà Nội – Phú Quốc 3N2Đ chỉ hơn 4 triệu đồng

Tour cano 3 đảo đẹp nhất Phú Quốc

Tour cano 4 đảo + cáp treo Hòn Thơm

Chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực.

Đôi nét về người anh hùng Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực sinh năm 1837, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Ông được nhiều người biết đến chiến công vang dội đốt cháy tàu Espérance (Hy vọng) của Pháp năm 1861 trên vàm Nhật Tảo và trận đánh Rạch Giá (Kiên Giang) 16/6/1868.

Mô hình tàu chiến Pháp bị Nguyễn Trung Trực đốt.

Sau khi bị giặc bắt giải về Sài Gòn, Nguyễn Trung Trực kiên quyết không chịu khuất phục và bị chúng đưa ra Rạch Giá thi hành án tử.

Hay tin, người dân địa phương dệt một chiếc chiếu dài trải xuống đất chỗ ông đứng khi bị xử tử để tỏ lòng tôn kính. Trước khi chết, Nguyễn Trung Trực yêu cầu bọn lính mở trói và tháo bỏ khăn bịt mắt để nhìn thấy người dân và quê hương. Ông dõng dạc hô lớn: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Tại nơi ông Nguyễn Trung Trực thọ hình có trải một tấm chiếu bông hoa văn rực rỡ, chính giữa là chữ thọ rất lớnTranh tái hiện cảnh anh hùng Nguyễn Trung Trực đứng trên tấm chiếu của bà con làng Tà Niên trước khi bị xử tử.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực

Sau khi ông mất, người dân nhớ ơn nên đã dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn người anh hùng dân tộc. Hiện nay, có hàng chục đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang, một trong số đó là đền thờ ở Phú Quốc.

Đền thờ nằm tại mũi Gành Dầu, phía Bắc của Phú Quốc, thuận tiện cho du khách đi chơi tại Safari và VinWonders sau khi thăm đền.

Tour trải nghiệm phía Bắc đảo, vui chơi tại VinWonders và Safari

Đền thờ ông tại Phú Quốc.

Đền được xây dựng theo phong cách chữ tam, bao gồm 3 phần chính: Chính điện, Đông lang và Tây lang. Trong đó, phần chính điện là nơi trung tâm thờ cúng bài vị của ông, thần linh và nhiều anh hùng khác như Chánh soái đại càn, Phó cơ Nguyễn Hiền Điều hay Phó lãnh binh Lâm Quang Ky.

Bức hoành phi ghi câu nói nổi tiếng của người anh hùng dân tộc.

Sau khi được tân trang, đền mở cửa đón khách từ tháng 10/2016. Không chỉ là địa điểm tham quan, ngôi đền này còn là nơi khám chữa bệnh cho người dân địa phương.

Lễ hội thờ Nguyễn Trung Trực

Vào tháng 8 âm lịch hằng năm, người dân Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ hương hồn người anh hùng dân tộc và tri ân công lao của ông đối với mảnh đất này.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực thường kéo dài trong 03 ngày, từ ngày 26 đến 28/8 âm lịch, thế nhưng, nhiều người đã đến đền trước đó hơn tuần lễ để dọn dẹp và chuẩn bị.

Bằng nhiều hình thức khác nhau, người đi hội từ khắp nơi mang về cúng đình những gì họ có thể để thể hiện tấm lòng của mình đối với ông như: tài vật, rau củ, quả, gạo, đường… Người dân địa phương thì cùng nhau nấu cơm chay để mời du khách từ phương xa về dự lễ.

Bên trong việc bày trí tương tự như Đình thờ Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá. (Ảnh: Lục Tùng)Bên trong bàn thờ của ông được trang trí sơn son thếp vàng tỉ mỉ.

Đến thăm nơi đây vào đúng dịp lễ, du khách sẽ có cơ hội xem tận mắt màn tái hiện các trận chiến giữa ông cha ta với thực dân Pháp. Trong đó, nổi bật nhất là sự kiện đốt và đánh chìm tàu của Pháp, mang sức hút văn hóa – lịch sử – tâm linh của đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Nếu bạn đi du lịch Phú Quốc, đừng quên ghé đền thờ Nguyễn Trung Trực và thắp một nén hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc nhé!

Ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *