Khám phá lăng tẩm các vua Nguyễn tại cố đô Huế – GoTrip

Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có kinh thành, hoàng thành và lăng tẩm, có sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt đối với du khách và các nhà mỹ thuật. Chỉ riêng lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đủ có giá trị đối với chuyến đi đến mảnh đất cố đô.
 
 
Hiện nay ở Huế có 7 khu lăng tẩm do triều đình xây dựng. Ðó là các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức (ở đây còn có lăng mộ vua Kiến Phúc), Dục Ðức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Ðồng Khánh và Khải Ðịnh. Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc kinh đô nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, các khu lăng tẩm ấy nằm trong một vùng khá riêng biệt ở phía Tây Huế. Kiến trúc cung đình nhà Nguyễn rất tuân thủ các nguyên tắc phong thủy.
 
Lăng tẩm nào cũng phải theo đúng những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý thiên nhiên như: sông, núi, ao hồ, khe suối và nhất là huyền cung ở trung tâm điểm của mặt bằng kiến trúc phải tọa lạc đúng long mạch. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng là khu vực chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình, tạ,… để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoàng cung lên đây tiêu khiển.
 
Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hóa mà còn là một thắng cảnh, một đóa hoa nghệ thuật kiến trúc giữa chốn núi đồi xứ Huế.
 
Cùng GoTrip khám phá kiến trúc của các lăng tẩm vua Nguyễn các bạn nhé! Và đừng quên GoTrip đang có tour Đà Nẵng – Cố Đô Huế – Hội An 3N2Đ chỉ với 2.6.9.9.K. Xem chi tiết và book tour tại đây nha: https://gotrip24h.com.vn/product/da-nang-co-do-hue-hoi-an-3n2d/
 
1. Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

Lăng Khải Ðịnh được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 1 năm mới hoàn tất.

Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời

Diện tích lăng Khải Ðịnh rất khiêm tốn: 117m x 48,5m, nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp, với sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như: Ấn Ðộ, Phật Giáo, Rôman, Gothique,… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể, những cổng trụ hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Ðộ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây Thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Rôman biến thể,…Ðây là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Ðông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Ðịnh.
 
2. Lăng Dục Đức (An Lăng)

So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Ðức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn, khu lăng mộ có hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi Ðình và tượng đá như các lăng vua khác.
 
Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời
Ðiện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế. Bên trong hiện có ba án thờ bài vị của các vua Dục Ðức và vợ, Thành Thái và Duy Tân.
Nguồn: Huế Festival.
 
3. Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Ðại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua, xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông.
 
Có thể là hình ảnh về 3 người, cây và ngoài trời
Hiển Ðức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện. Ðiện Sùng Ân nằm ở giữa được xem là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Ðiện và Tả, Hữu Tùng Phòng như những vệ tinh xung quanh, Hoằng Trạch Môn là công trình kiến trúc khu vực tẩm điện.
 
4. Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)

Nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Ðây là lăng duy nhất quay về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng không có La thành bao bọc.
 
Có thể là hình ảnh về thiên nhiên
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của đồng quê.
 
5. Lăng Đồng Khánh (Tư Khánh Lăng)

Tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của bà con quyến thuộc, trong đó có Lăng Thiệu Trị (ông nội), Lăng Tự Ðức (bác ruột và cha nuôi).
 
Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời
Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa, đáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Ngược lại với phong cách truyền thống trong kiến trúc tẩm điện, kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hóa hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng.
 
6. Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)

Xây dựng từ 1814 đến 1820, là một khu lăng rộng lớn với chu vi lên đến 11.234m gồm 7 lăng.
 
Có thể là hình ảnh về ngoài trời
Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ.
 
7. Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Lăng Tự Ðức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua giỏi thi phú Tự Ðức đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở nguyện của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng các vua chúa nhà Nguyễn.

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng, ngoài trời và đền thờ
 
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, các bạn sẽ có một chuyến đi thật tuyệt vời đến cố đô Huế.
—–♡—–
Inbox ngay để nhận tư vấn: http://m.me/gotrip24h
—–♡—–
Liên hệ đặt tour du lịch và tư vấn từ GoTrip:
GoTrip Phú Quốc: GO TRIP
Phone: 035 939 9797 – 086 217 3797
Email: sales@gotrip24h.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *